Đang tải...
 

9 cách sử dụng tinh dầu tràm cho bé và mẹ bầu

- Dầu tràm luôn là sản phẩm tốt, nhiều công dụng, đặc biệt đối với mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Hầu như các bà mẹ có con nhỏ đều biết đến dầu tràm, sử dụng rồi yêu luôn mùi tràm. Ở một số địa phương, người ta thậm chí còn gọi vui mùi của tinh dầu tràm là “mùi của những bà mẹ bỉm sữa”. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng tinh dầu sẽ phát huy hết công dụng, cũng như tránh các vấn đề không mong muốn xảy ra, bạn cần biết cách sử dụng tinh dầu tràm đúng nhất cho bé, cũng như cách sử dụng tinh dầu tràm cho bà bầu ra sao. Để biết được những thông tin này, mời bạn xem qua bài viết dưới đây.

Tinh dầu tràm là gì? Thành phần ra sao? 

cay-tram-gio

Dầu tràm được sản xuất 100% từ lá cây tràm.

  • Tinh dầu tràm  được chiết xuất từ thành phần chính là lá của cây tràm hoặc những cây khác thuộc họ tràm như tràm trà, tràm năm gân. Dầu tràm có tính nóng ấm, mùi hơi cay nhưng nhẹ, thơm và rất dễ chịu. Từ thời nhà Nguyễn, tinh dầu tràm được sử dụng để trị bệnh cho người già, người bệnh, giữ ấm cho trẻ sơ sinh, mẹ bầu. Đây cũng là sản phẩm được dùng để tiến cống lên vua chúa, quan lại.
  • Về nguồn gốc tạo ra tinh dầu tràm được kể lại rằng, từ thời phong kiến khi đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài, các dược sư theo chúa Nguyễn Hoàng vào Đàng Trong mưu sinh. Tại đây họ tìm kiếm và nghiên cứu các loại cây cỏ nhằm chế tạo ra một loại dầu để tiến vua. Sau quá trình mày mò và tìm kiếm họ phát hiện lá cây tràm có nhiều tinh chất dầu, mùi hương của tinh dầu được chiết xuất rất dễ dịu, hơn nữa, khi thoa lên vết thương thì nhanh tan máu bầm và giảm đau nhức hiệu quả.  Kể từ đó, tinh dầu tràm được tiến vua và trở thành một dược liệu không thể thiếu trong hoàng cung lúc bấy giờ.
  • Còn hiện nay, dầu tràm được sản xuất bằng dây chuyền và công nghệ chưng cất tiên tiến hơn, có tính dược liệu cao hơn rất nhiều. Thành phần chính trong dầu tràm có chứa cineol, là một hợp chất tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra, thành phần khác là Terpineol trong dầu tràm cũng giúp kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, đặc biệt là virus cúm.
  • Với hai thành phần tốt và thuần tự nhiên là α-Terpineol và cineol, dầu tràm sử dụng an toàn cho cả những đối tượng "nhạy cảm" là mẹ bầu và trẻ nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân mẹ bầu thường thủ sẵn một chai dầu tràm bên người, để giữ ấm, thư giãn và phòng ngừa một số bệnh nhất định. Ngoài ra, các bà mẹ còn truyền tai nhau nhiều cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn. Bạn có thể tham khảo để học hỏi ngay dưới đây.

Hướng dẫn sử dụng tinh dầu tràm cho bé và mẹ bầu 

  • Theo khuyến cáo của các y- bác sĩ, dầu tràm chỉ nên dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Nếu muốn dùng cho trẻ dưới 12 tháng, bạn cần pha loãng dầu tràm với nước ấm trước khi sử dụng hoặc chỉ thoa tinh dầu lên quần áo cho trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi và người lớn, chúng ta có 9 cách sử dụng dầu tràm như sau:

dau-tram-cho-be-1

Các cách sử dụng tinh dầu tràm

Cách 1: dùng dầu tràm trị vết côn trùng cắn cho bé

Chỉ cần mẹ có chút sơ sót, bé rất dễ bị muỗi, kiến hoặc côn trùng cắn. Do đó, việc sử dụng một ngoại vật giúp tiêu diệt hoặc đuổi muỗi là cần thiết. Tuy nhiên,nhiều sản phẩm thuốc bôi chống côn trùng trên thị trường đều dễ gây ra tình trạng kích ứng, bởi da của trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm. Tinh dầu tràm lại khác. Với chiết xuất 100% tự nhiên, lại không nóng như những tinh dầu khác, dầu tràm không chỉ làm dịu nhanh các vết sưng, đau do côn trùng cắn, mà còn rất thân thiện với trẻ. Mùi hương dầu tràm còn giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon.

Ngoài ra, mùi hương từ tinh dầu tràm cũng có thể xua đuổi côn trùng, mẹ bầu hoàn toàn có thể lợi dụng điểm này để xua muỗi đi. Có 3 cách dùng tinh dầu tràm đuổi muỗi như sau: 

  • Cách 1: lấy một lượng dầu tràm vừa phải thoa đều lên quần áo hoặc chăn gối của trẻ trước khi đi ngủ. Nếu đuổi muỗi cho người lớn thì có thể thoa dầu tràm trực tiếp lên da.

  • Cách 2: cho 3-4 giọt tinh dầu tràm vào máy khuếch tán tinh dầu, mùi dầu tràm sẽ tỏa khắp phòng và xua đuổi muỗi hiệu quả.

  • Cách 3: nhỏ dầu tràm lên khăn giấy và để gần nơi ngủ, mùi dầu tràm sẽ khiến côn trùng không dám đến gần.
    ---> Nhập chuột tại đây để biết sản phẩm dầu tràm được các mẹ hay dùng.

Cách 2: sử dụng dầu tràm chữa chứng đầy hơi khó tiêu cho trẻ

  • Một cách khác trong các cách dùng tinh dầu tràm Huế là sử dụng dầu tràm massage vùng bụng cho trẻ khi trẻ gặp vấn đề về đầy hơi, khó tiêu. Phương pháp rất đơn giản, mẹ hãy xoa 3-4 giọt dầu tràm lên lòng bàn tay, sau đó massage lên bụng bé theo chiều kim đồng hồ, xoa đều từ phía trong ra. Tác dụng của việc này giúp cho vùng bụng của bé được làm nóng, từ đó giúp máu lưu thông nhanh, quá trình co bóp dạ dày hoạt động mạnh và các hơi ứ được đẩy ra ngoài.

Cách 3: dùng dầu tràm làm sạch không khí

Trong không khí có rất nhiều hạt bụi, ẩm mốc và vi khuẩn nhỏ, bạn cần “lọc” không khí để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là trong các mùa dịch bệnh. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ chuẩn bị một nồi nước đã được đun sôi, nếu có thêm một vài lá sả bên trong càng tốt, hoặc tối ưu hơn là dùng thiết bị xông điện tử (máy khuếch tán tinh dầu).

Bước 2: Mẹ hãy cho 3-5 giọt tinh dầu tràm vào nồi nước (hoặc máy) đã chuẩn bị, để hơi nước từ nồi (hoặc máy) bốc lên khắp phòng.

Do có tính kháng khuẩn nên khi được dùng để xông phòng, dầu tràm sẽ góp phần lọc sạch không khí, cho mùi hương dịu nhẹ, góp phần bảo vệ sức khỏe tối đa cho mẹ và bé.
Chưa hết, mẹ cũng có thể dùng dầu tràm để xông giải cảm, thay cho nước thuốc, nước lá. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa mang lại hiệu quả trị bệnh tốt.

Cách 4: trị ho cho mẹ bầu, trẻ nhỏ và người già

Ho, cảm lạnh, cảm cúm... là những vấn đề thường gặp ở mẹ bầu và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, họ lại không thể tự do uống thuốc như người khác. Với mẹ bầu, uống thuốc khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, còn đối với trẻ sơ sinh thì chất kháng sinh bên trong sẽ khiến trẻ bị táo bón. Vì hạn chế dùng thuốc, cho nên các mẹ thường trị bệnh bằng tinh dầu tràm. Cách chữa như sau: nếu là mẹ bầu thì xoa trực tiếp lên vùng cổ, lưng và trước ngực, còn với trẻ thì xoa tinh dầu lên tay trước sau đó xoa lên ngực bé theo chiều kim đồng hồ.

Phương pháp này sẽ giúp vùng phổi được nóng lên, thông đờm, giải phế, khắc chế các cơn ho. Đồng thời thành phần cineol với nồng độ cao (40 - 60%) trong tinh dầu tràm giúp diệt khuẩn nhanh giảm ho hiệu quả và giữ ấm tối đa cho vùng da được thoa dầu. Cách trị ho bằng dầu tràm này có thể áp dụng cho mọi đối tượng.

Cách 5: sử dụng tinh dầu tràm thay sữa tắm cho trẻ

Cách 6: xoa dầu tràm để giữ ấm cơ thể trẻ sau khi tắm

Mẹ nhỏ 1 đến 2 giọt dầu tràm nguyên chất vào tay sau đó thoa lên vùng ngực, lưng, bàn tay và bàn chân của trẻ. Điều này giúp giữ ấm cho bé, khí huyết được lưu thông, đồng thời có mùi hương dễ chịu giúp bé thư giãn.

Cách 7: Dầu tràm giúp phòng ngừa viêm mũi vào mùa lạnh

Vào mùa lạnh các vấn đề cảm cúm, viêm mũi rất dễ xảy ra cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Vì vậy bạn nên dự trữ trong nhà một lọ tinh dầu tràm để phòng chống kịp thời các tình trạng khó chịu này. Đối với mẹ bầu, dùng tinh dầu thoa vào mũi, yết hầu và ngực, còn với trẻ sơ sinh thì thoa vào vùng chân, tay, và vớ của trẻ.

Cách 8: thoa dầu tràm trước khi chuẩn bị ra đường cho bé

Đây là cách tiếp theo mà bài viết gợi ý cho bạn trong các cách sử dụng tinh dầu tràm đúng chuẩn. Trước khi cho bé đi ra khỏi nhà ngoài việc trang bị che chắn cẩn thận các mẹ còn nên thoa một ít tinh dầu tràm lên vùng lòng bàn tay và chân, nhỏ vài giọt vào khăn quàng cổ. Việc này giúp chống được vi khuẩn, đồng thời giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Cách 9: massage thư giãn cho trẻ

massage-cho-be-voi-dau-tram-cung-dinh

Dùng dầu tràm massage vừa giúp giữ ấm cơ thể, vừa làm bé ăn ngon, ngủ sâu giấc.

Trẻ em đôi lúc quấy khóc rất nhiều, những lúc này cho thấy trẻ cần được thư giãn, mẹ cần thoa 1 đến 3 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay mình, sau đó xoa đều 2 tay, 2 chân, phần đùi và mông của trẻ. Mùi hương của tinh dầu tràm làm cho bé thoải mái và bớt quấy khóc hơn. 

Sử dụng tinh dầu tràm cần lưu ý những điều gì? 

Mặc dù mang đến nhiều công dụng vượt trội, nhưng để tránh những điều không đáng có trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên tham khảo thêm các cách sử dụng tinh dầu tràm sẽ đưa ra một vài điều lưu ý nhất định mà bạn cần ghi nhớ sau đây

Chú ý liều lượng sử dụng

Dù chiết xuất từ 100% tự nhiên nhưng nếu dùng dầu tràm quá liều lượng cũng không tốt, nhất là khi dùng trực tiếp lên da của trẻ dưới 1 tuổi. Các mẹ cần xem kỹ các hướng dẫn và liều lượng trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ đối với các trẻ sơ sinh, khi dùng, các mẹ  nên pha loãng 1-3 giọt dầu tràm với chút nước ấm trước khi dùng cho trẻ, Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, mẹ có thể thoa từ 3 đến 5 giọt dầu tràm lên tay mẹ rồi mới thoa lên da bé.

Chỉ sử dụng khi cần thiết và đúng trường hợp

Mặc dù đa dạng về công dụng nhưng tinh dầu tràm không phải thuốc, càng không phải thần dược chữa bách bệnh. Do đó bạn cần hiểu rõ trường hợp nào nên dùng và không nên dùng. Đối với các bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa, côn trùng cắn... bạn có thể dùng, nhưng với các trường hợp vết thương hở, các bệnh nghiêm trọng liên quan đến hô hấp cấp như hen suyễn, khó thở, thở gấp thì tuyệt đối không được dùng. Bởi vì, dù dầu tràm không nóng như những dầu xoa khác trên thị trường, nhưng vẫn có hoạt tính nóng, nếu dùng sẽ làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn

Không sử dụng lên các vùng da nhạy cảm

Trong thành phần tinh dầu có chất diệt khuẩn cũng như có độ nóng nhất định, nếu sử dụng lên các vùng da nhạy cảm như vùng đùi, vùng mặt thì sẽ dễ gây kích ứng. Ngoài ra, tuyệt đối không cho tinh dầu rơi vào mắt cho trẻ, nó sẽ dẫn đến tình trạng nóng rát khó chịu.

Tránh xa tầm tay trẻ em

Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ thì nên để lọ tinh dầu lên các vị trí cao, nơi khuất mắt hoặc xa tầm tay của bé.. Bởi dù được làm từ tự nhiên nhưng nếu uống phải với số lượng lớn (0.5ml trở lên) sẽ gây ra vấn đề như tiêu chảy, nôn nửa, đau bụng,…

Đọc thêm

Bài viết liên quan

  • Uy tín hàng đầu Sản phẩm chất lượng

  • Miễn phí vận chuyển Nội thành TP.Hồ Chí Minh

  • Giao hàng tận nơi Thu tiền tận nhà

  • Thanh toán linh hoạt Thanh toán sau (COD)

Lên trên
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay để được tư vấn